Đền vua đinh tiên hoàng
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng đã có tuổi đời hơn 100 năm và thuộc “top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam”. Đây là địa điểm thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và tướng triều nhà Đinh duy nhất tại Việt Nam. Đền thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An và được công nhận bởi Unesco vào năm 2014.
Bạn đang xem: đền vua đinh tiên hoàng
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu?
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng tọa lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ là 1 di tích quan trọng thuộc khu vực bảo vệ đặc biệt và thuộc trung tâm thành Đông của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.
Giờ mở cửa: từ 7:00 – 18:00Giá vé vào tham quan Đền: 20.000VNĐ/người/lượt
Nên tới tham quan Đền vào thời điểm nào?
Du khách có thể tới tham quan Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mếu muốn tới tham gia lễ hội tại Đền thì du khách hãy tới vào mùng 8 tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, đây cũng là thời điểm mà thời tiết ôn hòa và dễ chịu, không những thế du khách còn có thể tới lễ hội chùa Bái Đình cùng thời điểm này nhé.

Bản đồ du lịch Đền vua Đinh Tiên Hoàng

Tổng quan kiến trúc Đền vua Đinh Tiên Hoàng
Kiến trúc tổng thể tại Đền
Đền được xây dựng dựa trên phong cách nội công ngoại quốc với trục chính đạo hướng Đông. Với phong cách nội công ngoại quốc thì ở phía trong sẽ được xây dựng theo hình chữ Công(工), phía bên ngoài xây dựng khung bao quanh như bộ Vi(口) và bao bên ngoài xây dựng theo hình chữ Quốc(國). Đền có 2 hành lang dài nối liền nhà tiền đường và nhà hậu đường làm thành 1 khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện và những công trình kiến trúc ở giữa.

Khuôn viên Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Đền được xây dựng theo phong cách đăng đối trên trục thần đạo, bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt và kết thúc ở Chính điện. Phía bên cổng ngoài – Ngọ Môn Quan có dòng chữ Hán được viết trên nền cổng: “Bắc môn tỏa thược được”, qua Ngọ Môn Quan sẽ bắt gặp 1 dòng chữ Hán nữa là: “Tiền Triều Phượng Các”. Hồ Bán Nguyệt phía trước Đền được xây dựng theo lối kiến trúc triều đình xưa, trong hồ được lấp đầy bởi hoa súng tạo ra 1 khung cảnh rất đẹp.

Sau Hồ Bán Nguyện là bức bình phong, theo thuật phong thủy xưa là để án ngữ gió độc. Giữa bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc với ý nghĩa là sự trường tồn theo thời gian. Ngọ môn quan là cổng ngoài dẫn vào đền với trên vòm có hai con lân vờn mây, phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút.
Cổng ngoài có ba gian lợp ngói, mặt trong bốn chữ “Tiền triều phụng khuyết”. Tòa thứ hai có tên là Nghi môn với 3 gian dựng bằng gỗ lim quý hiếm theo lối 3 hàng chân cột. Đi qua cổng, dọc theo đường thần đạo là đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của hai cổng nghi môn đều giống nhau. Đi hết chính đạo, qua hai cột lớn là tới sân rồng. Bạn có thể thấy giữa có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Ngoài ra, hai bên sập rồng có con nghê đá chầu, được tạc bởi hai tảng đá xanh nguyên khối.

Trên bề mặt của sập rồng tạc nổi hình con rồng với hình dáng uy dũng và oai phong. Ngoài ra, hai bên long sàng còn là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh vô cùng tinh xảo được tạc từ thế kỷ 17. Đặc biệt, long sàng còn tượng trưng cho bệ rồng, hai tay vịn là hai con rồng uốn mình hướng lên tầng mây cao. Con rồng mang hình dáng thanh cao và đầu ngẩng cao bay phất phới, râu dài thả phía trước. Xung quanh long sàng còn có cờ tượng chưng cho đạo quân xưa, có nghê chầu và ngựa trắng,.. Hiện nay, Long sàng đã được thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.
Phía trong Đền thờ Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ có 3 tòa chính: Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung.
Ngay trên sân rồng, phía trước gian giữa của Bái Đường có sập long sàng được làm từ đánh xanh nguyên khối được chạm khắc tinh xảo với những đường nét hoa văn đòi hỏi kỹ thuật cao của người nghệ nhân, đây được coi là món quà tinh thần vô cùng giá trị của những nghệ nhân thời xưa để lại.

Cấu trúc điện hiện có hai phần: Bái đường và chính cung. Tòa bái đường dùng để bàn thờ cộng đồng, trên bàn thờ là nhang án được làm từ thế kỉ 17 được trạm trổ vô cùng đẹp. Đi tiếp là Thiêu hương, nơi tờ tú trụ triều đình nhà Đình với lần lượt các quan trung thần: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Đi hết tòa Bái Đường vào sẽ tới được tòa Thiêu Hương tiếp đến là tòa Chính Cung. Tòa Chính Cung Đền thờ có tất cả 5 gian, phía gian giữa có tượng thờ vua Đinh Tiên Hoàng, tượng được sơn son thếp vàng, đội mũ Bình Thiên và ngồi uy nghiêm trên sập đá tượng rồng. Hai bên bệ đá là hai con rồng chầu được tạc kiểu yên ngựa.
Trên bức đại tự có ghi hàng chữ xưa là: “Chisng thống thủy” có ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột có câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” có nghĩa là Đại Cồ Việt sáng ngang với nước Tống – Kinh đô Hoa Lưu bề thế như kinh đô Tràng An).
Xem thêm: Các Món Ăn Ấn Độ Truyền Thống Bạn Cần Thử, Top 10+ Món Đặc Sản Của Ấn Độ

Gian bên phải là thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn quay mặt về hướng bắc, đây là hai con thứ của vua. Còn gian bên trái là thợ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng của vua quay về phía Nam. Ngôi đền là công trình nghệ thuật vô cùng đặc sắc bởi có nhiều cổ vật quý hiếm như cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký, gạch xây cung điện khắc chữ Đại việt quốc quân thành chuyên,.. Nơi này trở thành công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của nghệ sĩ dân gian ở thế kỷ 17.
Lễ hội đền vua Đinh Tiên Hoàng
Vào ngày 8-10 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội đền vua Đinh, đền vua Lê được diễn ra. Lễ hội bao gồm các nghi thức sau:
Lễ mở cửa đền: được tiến hành trước khi diễn ra lễ hội một ngày (7/3 âm) để cúng tế thần linh và hai vua Đinh Lê để xin được tổ chức lễ hội. Những người thực hiện sẽ là các bậc bô lão cao niên uy tín trong làng, am hiểu truyền thống.

Ngoài các nghi lễ trên, ngoài ra còn có sinh hoạt văn hóa như thi bơi chải, thi đấu vật,…Đây đều là các hoạt động mang tính tưởng nhớ, giải trí mà còn rèn luyện sức khỏe.
Video du lịch đền Vua Đinh Tiên Hoàng
Lưu ý khi tham quan tại Đền vua Đinh
Ăn mặc lịch sự, phù hợp.Đi nhẹ, nói khẽ giữ sự tôn nghiêm cũng như thắp hương bày tỏ lòng biết ơn đối với những vị vua đã có công với đất nước.Không xả rác bừa bãi.Tuân thủ theo hướng dẫn của ban quản lý.Nên mang theo bản đồ để dễ dàng tham quan ngôi Đền.Có thể trò chuyện với các cụ trong ban quản lý để hiểu rõ hơn về lịch sử ngôi Đền.
Resort Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
yenbaitourism.com.vn Ninh Binh nằm giữa các khu du lịch như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,.. yenbaitourism.com.vn chú trọng đến thiên nhiên cùng lối thiết kế mộc – mát – lành, Farmstay dành nhiều tâm sức vào không gian nghỉ dưỡng đậm màu xanh. Kết hợp với các hoạt động trải nghiệm dân gian, nơi đây là điểm dừng chân phù hợp mỗi khi mỏi mệt, giúp quên đi thành phố xô bồ. Món quà yenbaitourism.com.vn Ninh Binh Farmstay dành tặng cho bạn, không chỉ là một kỳ nghỉ, mà còn là chuyến du hành ngược về quá khứ.

Tạm quên hàng giờ đồng hồ căng thẳng vì công việc, xua tan cơn đau đầu thường trực với dịch vụ Spa. Gói dịch vụ gồm chăm sóc toàn thân, massage, yoga, các lớp thiền, phòng tập… thiết kế đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau. 60 phút thư giãn “khởi động” lại cơ thể, giúp bạn sẵn sàng cho ngày mới đầy trải nghiệm thú vị tiếp theo.

Đội ngũ nhân viên tại yenbaitourism.com.vn Ninh Bình Farmstay chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách thời gian nghỉ dưỡng đáng nhớ. Mỗi nhân viên tại đây là người bản xứ, mang trong mình dấu ấn riêng của con người nơi đây, với sự chân thành, mộc mạc và thân thiện sẽ mang đến cho bạn không gian nông thôn miền Bắc trọn vẹn.
Xem thêm: Từ Cần Thơ Đi Hà Tiên Bao Nhiêu Km, Đi Đường Nào? Khoảng Cách Từ Cần Thơ Đến Hà Tiên Bao Nhiêu Km
Trên đây là tất tần tật về Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, chúc bạn bạn có chuyến đi vui vẻ và trọn vẹn.